Page 40 - Doc1
P. 40
Kết quả cuộc khảo sát cho biết, 20% dân số thành thị của tỉnh có TNBQ đạt trên
12,1 triệu đồng/người/tháng (thuộc nhóm 5); con số tương ứng ở nông thôn là gần 8
triệu đồng/người/tháng. Như vậy, nhóm người giàu nhất của KVTT có TNBQĐN cao
gấp 1,5 lần nhóm người giàu nhất của KVNT. 20% dân số toàn tỉnh và 20% dân số
KVNT của tỉnh có mức thu nhập thấp dưới 2 triệu đồng/người/tháng, chỉ đạt tương
ứng là 1.969,2 và 1.827,6 nghìn đồng/người/tháng.
Độ cách biệt về thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 trong trường hợp chủ hộ là
nữ là 4,9 lần, cao hơn so với con số 4,6 lần của trường hợp chủ hộ là nam. Như vậy,
khi nữ giới là chủ hộ thì độ chênh lệch về TNBQĐN giữa những người giàu nhất và
người nghèo nhất có xu hướng cao hơn khi nam giới là chủ hộ.
Quan sát biểu kết quả, theo đơn vị hành chính cấp huyện, khoảng cách về
TNBQĐN giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất của các huyện có
sự khác biệt đáng kể. Cách biệt lớn nhất xảy ra trên địa bàn huyện Vĩnh Tường với
6,3 lần, tiếp theo là thành phố Vĩnh Yên, 5,8 lần; chênh lệch TNBQ của người dân
nhóm 1 và nhóm 5 thấp nhất tại huyện Yên Lạc với 3,2 lần. 20% dân số của Vĩnh
Tường có mức TNBQĐN thấp nhất tỉnh, chỉ với 1.710,7 nghìn đồng/tháng; trong khi
đó, 20% dân số thuộc nhóm người giàu nhất của huyện có TNBQ cao thứ hai toàn
tỉnh, đạt 10.810,5 nghìn đồng/người (sau Vĩnh Yên: 12.808,2 nghìn đồng/người).
1/5 dân số của huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường và Sông Lô có
TNBQĐN ở mức dưới 2 triệu đồng/tháng.
38