Page 30 - Doc1
P. 30

Vĩnh Phúc là một trong số các địa phương có ca bệnh đầu tiên của cả nước, với

             đặc điểm là nền kinh tế với tỷ trọng của khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
             (FDI) cao, đã và đang hội nhập sâu rộng, độ mở lớn, tính tự chủ và khả năng chống
             chịu còn hạn chế.  Do đó, kinh tế Vĩnh Phúc đã chịu ảnh hưởng nặng bởi đại dịch
             Covid-19, nhất là trong sáu tháng đầu năm 2020, lần đầu tiên Vĩnh Phúc có mức tăng

             trưởng âm (giảm 0,05% so với cùng kỳ). Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND
             tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện “mục tiêu kép” - vừa

             phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo
             đảm đời sống Nhân dân. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành,
             cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, kinh tế của tỉnh cơ bản ổn định, đời

             sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, các hoạt động văn hóa xã hội, an ninh chính
             trị, trật tự an toàn xã hội vẫn được đảm bảo.

                   Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2020 tăng 2,21%. Trong đó, khu vực
             nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,88%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng
             3,92%; khu vực dịch vụ tăng 0,32% so với năm 2019.

                   Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 gặp nhiều khó khăn, thách
             thức do tác động của thời tiết diễn biến bất thường; công tác tái đàn sau dịch tả lợn

             Châu Phi còn chậm, giá một số loại nông sản thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định;
             tác động của dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất,
             tiêu thụ nông sản của tỉnh... Trước những khó khăn đó, ngành Nông nghiệp đã có

             nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nên kết quả sản xuất đạt khá: năng suất
             lúa cả năm tăng so với năm trước; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt; đàn bò sữa tăng
             mạnh do có thị trường tiêu thụ ổn định; sản lượng thủy sản và sản lượng gỗ khai thác

             đều tăng so với cùng kỳ. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã thể hiện vai trò
             trụ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu lương thực,
             thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong và ngoài tỉnh, là cơ sở quan trọng để thực hiện

             an sinh xã hội, ổn định tâm lý Nhân dân trong đại dịch.
                   Sản xuất công nghiệp năm 2020 chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19,

             nhiều ngành sản xuất có chuỗi cung ứng bị gián đoạn, gây nên tình trạng thiếu hụt
             nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào; thiếu chuyên gia và  người lao động trình độ cao
             khi thực hiện chủ trương hạn chế nhập cảnh. Cùng với đó là những khó khăn trong

             hoạt động thương mại làm giảm nhu cầu tiêu thụ đầu ra dẫn tới sản lượng sản xuất sụt
             giảm. Bắt đầu từ cuối quý II, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhanh
             chóng phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm.

                   Các ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành thương mại, vận tải, lưu trú, ăn uống, du
             lịch lữ hành là những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất do tác động từ

             dịch bệnh Covid-19 trong quý II. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính



             28
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35