Page 33 - Doc1
P. 33

2. Kết quả

                   2.1. Số nhân khẩu, số người trong tuổi lao động bình quân một hộ và tỷ lệ
             phụ thuộc

                   Kết quả khảo sát cho thấy, số nhân khẩu bình quân của một hộ dân cư của tỉnh
             là 4 người. Con số này cao hơn số nhân khẩu bình quân một hộ theo kết quả Tổng
             điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (3,7 người/hộ). Nguyên nhân là do khái niệm về

             nhân khẩu của hai cuộc điều tra này khác nhau. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
             2019 xác định số nhân khẩu của hộ theo nơi thực tế thường trú, cuộc khảo sát về thu
             nhập hộ dân cư xác định nhân khẩu của hộ với khái niệm trên và thêm yêu cầu là có

             chung quỹ thu chi.





































                   Số nhân khẩu bình quân một hộ của các huyện nằm trong khoảng từ 3,8 người

             đến 4,2 người, cao nhất ở Vĩnh Yên (4,2 người/hộ), thấp nhất ở Lập Thạch và Tam
             Đảo (3,8 người/hộ).

                   Số người trong độ tuổi lao động bình quân một hộ của tỉnh là 2,3 người; của các
             huyện nằm dao động từ 2,2 đến 2,4 người.

                   Trên phạm vi toàn tỉnh, tỷ lệ phụ thuộc là 0,75. Như vậy, Vĩnh Phúc có số
             người ngoài độ tuổi lao động bằng 3/4 số người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến

             55 tuổi đối với nữ, 15 đến 60 tuổi đối với nam). Đây là một tỷ lệ khá cao, ảnh
             hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, bởi đa số người dưới độ tuổi lao
             động (chưa đủ 15 tuổi) và nhiều người trên độ tuổi lao động không tham gia vào

             các hoạt động kinh tế, không làm việc tạo ra thu nhập cho gia đình và tăng thêm



                                                                                                         31
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38